Dashboard là một công cụ quan trọng trong phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí Junior Data Analyst. Việc có kỹ năng thiết kế và phân tích 3 loại dashboard Data Analyst sau đây sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Dashboard là một công cụ được sử dụng để quản lý tất cả thông tin từ một điểm truy cập duy nhất. Nó giúp cho quản lý và nhân viên có thể theo dõi các KPI của doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng các thông tin đó để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Ví dụ: dashboard data analyst trong xe hơi có thể ngay lập tức cung cấp phản hồi về tình trạng của xe. Bao gồm: tốc độ, nhu cầu bảo dưỡng, áp suất lốp, mức nhiên liệu, v.v. Dashboard trong doanh nghiệp cũng làm điều tương tự, và thậm chí còn nhiều hơn.
Trong những năm gần đây, các báo cáo dạng dashboard đã được sử dụng và triển khai rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ chăm sóc sức khỏe, nhân sự, marketing, bán hàng, vận chuyển đến CNTT. Tất cả các ngành này đều đã trải nghiệm và nhận thấy sự quan trọng của việc triển khai báo cáo dữ liệu như một cách để giảm chi phí, tăng năng suất. Chính vì vậy, trực quan hóa dữ liệu với các dashboard là một công việc Data Analyst sẽ làm mỗi ngày. Nhằm cung cấp cho doanh nghiệp thông tin để đưa quyết định phù hợp.
Một cấp độ Junior, một Data Analyst sẽ cần phải nắm rõ ý nghĩa và cách tạo 3 loại dashboard Data Analyst sau:
Dashboard vận hành (operational dashboard) được sử dụng để theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất các hoạt động trong thời gian ngắn. Dashboard này thường được quản lý bởi những người ra quyết định cấp dưới. Sử dụng trong việc theo dõi các quy trình hoạt động.
Ngày nay, dữ liệu nhanh và chính xác đã trở nên rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Và Operational Dashboard giúp bạn thể hiện dữ liệu một cách trực quan và có tính tương tác. Từ đó giải quyết các vấn đề dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Dashboard này được sử dụng để theo dõi và phân tích các hoạt động của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Điều đó đồng nghĩa với việc Operational Dashboard thường dẫn đến hành động trực tiếp hơn và phân tích sâu hơn.
Operational Dashboard cung cấp các báo cáo hoạt động chi tiết. Cũng như cảnh báo về các trường hợp cần cảnh giác dựa trên dữ liệu thời gian thực. Từ đó giúp phòng ban chủ động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
Ví dụ đầu tiên là mẫu dashboard vận hành hàng đầu cho bộ phận Marketing. Nó cho thấy hiệu suất của 3 chiến dịch trong 12 tuần qua. Nó cung cấp thông tin cho bộ phận Marketing về giá mỗi lần mua. Hay tổng số lần nhấp, tổng số đơn hàng và tổng số tiền chi tiêu trong chiến dịch cụ thể. Bất kỳ thay đổi quan trọng nào sẽ ngay lập tức được cảnh báo cho nhóm Marketing.
Tại sao dashboard Data Analyst này hữu ích? Bởi vì bộ phận Marketing có thể điều chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động vận hành của mình dựa trên dữ liệu thời gian thực. Không cần phải đợi các báo cáo và phân tích truyền thống được trình bày trong bảng tính.
Dashboard vận hành là một công cụ hữu ích để giám sát quá trình sản xuất. Ví dụ: Dashboard dưới đây cung cấp thông tin tổng quan và chi tiết về hoạt động sản xuất. Bao gồm khối lượng, số lượng đặt hàng, hàng trả lại và hiệu suất máy móc. Việc nắm được những thông tin này giúp nhà sản xuất phát hiện vấn đề tiềm ẩn. Sau đó tìm giải pháp để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Ví dụ tiếp theo của chúng ta là dashboard hậu cần (logistics dashboard). Được sử dụng để theo dõi tất cả các khía cạnh liên quan đến xử lý đơn hàng. Một quy trình từ thu thập sản phẩm, đóng gói, vận chuyển đến khách hàng. Các số liệu chi tiết đều có thể theo dõi trên dashboard. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các quy trình chính và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Công cụ báo cáo này được chia thành bốn yếu tố chính của logistics. Bao gồm: tài chính, hiệu quả, sử dụng và chất lượng. Mỗi yếu tố được so sánh với mục tiêu về hiệu suất của tháng trước làm điểm chuẩn để cải thiện.
Dashboard phân tích (Analytical Dashboard) là một công cụ phân tích dữ liệu được sử dụng để hỗ trợ quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Dashboard phân tích cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan toàn diện về dữ liệu phức tạp. Giúp các nhà phân tích xác định xu hướng, so sánh với nhiều biến số và tạo dự đoán. Từ đó có thể áp dụng vào triển khai trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Các nhà phân tích có thể xác định xu hướng, so sánh chúng với nhiều biến số, dự đoán xu hướng. Dashboard phân tích hữu ích khi được sử dụng để xử lý khối lượng thông tin lớn, phức tạp, cần được trực quan hóa để phân tích.
Loại dashboard Data Analyst này tập trung vào hiệu quả hoạt động. Từ đó có thể giúp những người ra quyết định thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Qua đó có thể đề xuất các giải pháp cải thiện tốt hơn trong tương lai.
Với các KPI tài chính quan trọng như lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, vốn lưu động và tổng quan về bảng cân đối kế toán. Bộ phận tài chính sẽ có một bức tranh rõ ràng về cấu trúc vốn của mình. Do đó, dashboard này cho phép bộ phận thiết lập các hoạt động cụ thể để cải thiện hơn nữa.
Dashboard mua hàng là một công cụ rất hữu ích cho bộ phận thu mua. Cho phép họ quản lý chi phí một cách hiệu quả. Bộ phận này thường xử lý một lượng lớn dữ liệu và phân tích các chu trình mua hàng. Để đưa ra các báo cáo phân tích chi phí, tiết kiệm.
Mẫu dashboard này giúp giám sát tất cả các khía cạnh liên quan đến mức độ hài lòng của bệnh nhân với dịch vụ. Bao gồm các khía cạnh như nhân viên, điều trị, thời gian chờ đợi và sự an toàn. Bảng điều khiển này sẽ giúp bạn đánh giá mối quan hệ của bạn với bệnh nhân. Từ đó đảm bảo họ được đáp ứng nhu cầu.
Dashboard trên hiển thị điểm hài lòng của bệnh nhân dựa trên câu trả lời về cách nhân viên bệnh viện cung cấp thông tin cho bệnh nhân. Tiếp theo là thông tin chi tiết về thời gian chờ đợi của các hoạt động khác nhau. Ví dụ như thời gian chờ kết quả xét nghiệm, gặp bác sĩ, điều trị, nghỉ ngơi,… Tất cả các số liệu này được hiển thị trong một biểu đồ đánh giá với màu sắc trực quan. Giúp người xem đánh giá được hiệu quả đang là kém, trung bình hay tốt.
Dashboard chiến thuật (tactical dashboard) được sử dụng trong phân tích và giám sát các quy trình do quản lý cấp trung thực hiện, nhấn mạnh vào sự phân tích. Sau đó, một bộ phận sẽ theo dõi hiệu quả thực hiện mục tiêu và đưa ra các đề xuất phân tích cho các chiến lược trong tương lai.
Dashboard chiến thuật thường là dashboard mang tính chất phân tích nhất. Chúng rất thích hợp để giám sát các quy trình hỗ trợ các sáng kiến chiến lược của tổ chức. Những dashboard này hỗ trợ người dùng trong quá trình ra quyết định. Với tính tương tác, chúng cho phép người dùng khám phá dữ liệu.
Ví dụ dưới đây cho thấy tổng quan chi tiết về một dự án, bao gồm các mốc thời gian cụ thể và hiệu quả của các bên liên quan. Bạn có thể xác định các rủi ro, xem tiến độ tổng thể và thời gian trung bình để thực hiện các công việc. Sau khi dự án kết thúc, bạn có thể tạo một báo cáo toàn diện, đánh giá kết quả. Từ đó có cơ sở để thực hiện các dự án trong tương lai hiệu quả hơn.
Bằng cách có công cụ phù hợp dưới dạng dashboard vận hành CNTT, một màn hình duy nhất có thể cung cấp cho người quản lý dự án tất cả dữ liệu mà họ cần để phân tích các khía cạnh quan trọng của dự án.
Dashboard năng lượng giúp quản lý tổng quan các khía cạnh liên quan đến hoạt động kinh doanh năng lượng. Từ doanh thu đến tiêu thụ và chi phí sản xuất. Nó cung cấp các thông tin chi tiết về năng suất của các nhà máy khác nhau. Các giám đốc doanh nghiệp có thể sử dụng dashboard này để hiểu năng lượng của họ được tiêu thụ nhiều nhất trong lĩnh vực nào. Từ đó lên kế hoạch sản xuất và phân phối phù hợp.
Doanh nghiệp cũng có thể xem tỷ lệ phần trăm khách hàng quan tâm đến năng lượng tái tạo và đầu tư vào các nguồn năng lượng bền vững. Nó cũng giúp giám sát số lần cắt điện để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất.
Một trong những thách thức của các doanh nghiệp là quản lý và giữ chân nhân tài hiệu quả. Và Dashboard quản lý tài năng nhân sự sẽ giúp HR theo dõi các số liệu như chi phí, số liệu thống kê tuyển dụng, doanh thu và tỷ lệ hài lòng,…
Dashboard bao gồm các số liệu như tổng số nhân viên, mức lương trung bình, thời gian tìm ứng viên, tỷ lệ thay thế nhân tài, tỷ lệ nhân viên bị sa thải, mức độ hài lòng của nhân viên. Đồng thời đánh giá kỹ năng, kiến thức, hiệu quả, giao tiếp và phân phối của nhân viên. Việc tập trung vào giữ chân nhân tài phù hợp và giữ cho lực lượng lao động hài lòng sẽ giúp tránh tỷ lệ nghỉ việc cao và giảm chi phí.
Hy vọng bài viết của Smart Data đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại dashboard một Data Analyst cần thực hiện trong công việc. Nếu bạn muốn trở thành một Junior Data Analyst giỏi. Hãy học cách thiết kế và phân tích các 3 dashboard Data Analyst trên. Từ đó gia tăng giá trị bằng cách giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh, hiệu quả.